Home » , » Xử lý âm thanh trên vi tính (phần 2)

Xử lý âm thanh trên vi tính (phần 2)

Written By Cường Kiều Việt on Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015 | 21:34


Trong một bản mix, các âm thanh gốc (chưa được xử lý) được tập trung lại và là một mớ “hổn độn“ dao động, không ổn định. Compressor được sử dụng để nén và ổn định dao động của âm thanh.

Do đó những âm thanh cần được làm rõ cho người nghe sẽ được xử lý qua compressor, thường là: trống kick, tiếng bass, tiếng nhạc cụ solo và giọng hát.

I.Compressor (classic)

– Công cụ nén âm thanh dạng cổ điển

1. Threshold: ngưởng nén, được tính bằng âm lượng dB (decibel). Từ ngưởng âm lượng này trở lên (to hơn), âm thanh sẽ bị nén. Trong hình trên, điểm A khoanh đỏ là ngưởng nén ờ –18 dB.

2. Ratio: Tỷ số nén gồm tử số (điều chỉnh theo người sử dụng) và mẫu số bất biến 1. Âm thanh vượt qua ngưởng nén sẽ bị nén theo tỷ số này.

Thí dụ: khi ngưởng nén (threshold) được đặt ở –18 dB và tỷ suất nén là 3:1 thì nếu âm thanh vào có âm lượng là –12 dB (to hơn ngưởng nén là 6 dB) sẽ bị nén và âm thanh ra sẽ chỉ là –16 dB (to hơn ngưởng nén 2 dB). Như vậy thì âm lượng to hơn ngưởng nén 6 dB đã bị giảm theo hệ số 3 để chỉ còn to hơn ngưởng nén là 2 dB.

3. Knee: đầu gối (vì có dạng cong như đầu gối) chỉnh cho độ nén ở ngưởng nén bị nén ngay tức thì – nén cứng (hard) hoặc bị nén từ từ – nén dịu (soft).

4. Attack: thời gian bắt đầu nén, tính bằng mili–giây (ms). Thí dụ: khi âm thanh to đến ngưởng nén thì sẽ bị nén ngay tức thì (attack = 0 ms) hoặc bị nén trễ hơn 10 mili–giây (attack = 10 ms). Việc chọn nén ngay tức thì thường gây hiệu quả âm lượng bị giảm đột ngột, do đó nên chọn chế độ attack khác 0 ms.

5. Release: nhả nén, tính bằng mili–giây (ms). Đây là khoảng thời gian mà âm lượng bị nén và được chỉnh tùy theo độ ngân dài ngắn của âm thanh bị nén. Sau thời gian này, âm thanh sẽ không bị nén nữa.

6. Gain: tăng âm lượng của compressor.

Việc sử dụng compressor tạo các hiệu quả sau:

  • – Giúp tăng âm lượng tổng thể của bản mix mà không làm “bể“ âm thanh và tạo hiệu quả “trọng lượng“ cho âm thanh.
  • – Giúp cân bằng âm lượng đầu ra khi âm thanh đầu vào to nhỏ không ổn định (giọng hát to nhỏ không đều khi thu qua micro).
  • – Giúp tạo thêm thời ngân dài của âm thanh bằng cách tăng Release Time lâu hơn thời gian ngân gốc của âm thanh.

II. Compressor/Gate

Loại compressor này có 2 tính năng: nén âm thanh và ngăn âm thanh.Như plugin Cakewalk FX Compressor/Gate (hình trên), ngoài tính năng nén âm thanh, còn có thêm tính năng ngăn không cho tạp âm nền lọt qua plugin (Gate: cổng) và có thêm các thông số sau:

  • – Gate Threshold: ngưởng cổng ngăn. Dưới ngưởng này, âm thanh bị chận lại không cho qua plugin. Từ ngưởng này trở lên âm thanh vào được cho qua plugin với âm lượng gốc. Trong hình trên, điểm C khoanh xanh là điểm ngăn âm thanh: âm thanh vào có âm lượng dB dưới điểm này sẽ bị ngăn không cho vào plugin. Âm lượng của âm thanh vào trên điểm này sẽ được plugin “mở cổng“ cho vào với âm lượng được khống chế bởi tỷ số mở rộng (expander ratio) cho tới ngưởng cổng ngăn. Điểm B khoanh đỏ là ngưởng cổng ngăn.
  • – Expander Ratio: tỷ số mở rộng. Tính năng tỷ số này ngược lại với tính năng tỷ số nén (compressor ratio). Âm thanh vào sẽ được làm tăng âm lượng theo tỷ số này từ điểm ngăn âm thanh C đến ngưởng cổng ngăn (gate threshold). Từ ngưởng cổng ngăn trở lên, âm lượng ra bằng âm lượng vào. Đến ngưởng nén, âm lượng ra sẽ bị nén lại.
Chỉ sử dụng Gate khi nhận thấy âm thanh gốc bị nhiểu, có tạp âm nền (tiếng “rù“, tiếng “xì“ do ảnh hưởng nguồn điện hoặc dây audio không có chất lượng tốt). Và khi dùng Gate, phải lưu ý là không nên để âm thanh ra bị mất phần tinh tế ở phần đầu so với âm thanh gốc vào.
SHARE

About Cường Kiều Việt

0 nhận xét :

Đăng nhận xét